Xuất bản thông tin

null Tăng cường các biện pháp kiểm soát, khống chế bệnh dại trên động vật

Chi tiết bài viết TTGDNN Vấn đề quan tâm

Tăng cường các biện pháp kiểm soát, khống chế bệnh dại trên động vật

Ngày 12/3/2021, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành ban hành công văn chỉ đạo Thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi huyện, các ngành chuyên môn Huyện; Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát, khống chế bệnh dại trên động vật.

Ảnh minh họa

Theo đó yêu cầu Thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi huyệ, các ngành chuyên môn Huyện; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung theo công văn số 525/BCĐ-TY ngày 08 tháng 3 năm 2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống Dịch bệnh cây trồng vật nuôi Tỉnh.

1. Giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan ngành huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp kiểm soát, khống chế bệnh dại trên động vật theo chỉ đạo theo Công văn của Ban Chỉ đạo phòng, chống Dịch bệnh cây trồng vật nuôi Tỉnh và Tham mưu UBND Huyện thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh dại tại các xã, thị trấn; Theo dõi chặt chẽ tình hình, định kỳ (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân Huyện nắm, chỉ đạo kịp thời.

2. Thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi huyện; ngành chuyên môn huyện; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

a) Chủ động triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công hoặc tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Huyện cụ thể hóa chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm Công văn của Ban Chỉ đạo phòng, chống Dịch bệnh cây trồng vật nuôi Tỉnh nêu trên.

b) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc bệnh dại, các biện pháp phòng chống bệnh dại có hiệu quả.

c) Ngành chuyên môn huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Huyện…), Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tăng cường giám sát, phát hiện sớm động vật bị mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại, báo cáo kịp thời với cơ quan chuyên môn để xử lý.

d) Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Huyện chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện rà soát thống kê số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn và đôn đốc công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn; tổ chức các đợt tiêm bổ sung vắc xin phòng dại, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% đối với chó, mèo trong diện phải tiêm.

3. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Triển khai thực hiện tốt việc quản lý, thống kê, cập nhật thông tin và lập sổ theo dõi đàn chó, mèo nuôi trên đị bàn; yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm túc việc khai báo, đăng ký và tiêm phòng vắc-xin phòng Dại; chấp hành việc xích, nhốt chó; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải có người dắt và đeo rọ mõm theo đúng quy định; trường hợp hộ gia đình có vật nuôi (chó, mèo) không thực hiện tiêm phòng phải tiến hành lập biên bản và xử lý vi phạm theo quy định./.

Thanh An