Xuất bản thông tin

null Hợp nhất các văn bản hướng dẫn quản lý, kiểm soát đi lại trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội

Chi tiết bài viết TTGDNN Tin nổi bật

Hợp nhất các văn bản hướng dẫn quản lý, kiểm soát đi lại trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội

Ngày 26/9/2021, Công an tỉnh Đồng Tháp ban hành Công văn gửi đến Các Sở, ban, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hợp nhất các văn bản hướng dẫn quản lý, kiểm soát đi lại trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Theo Công văn, Để thống nhất việc quản đi lại của người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị người dân trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh họp nhất các văn bản hướng dẫn đã triển khai thực hiện, đề nghị các Sở, ban, ngành Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quan tâm phối hợp, thực hiện như sau:

I. Điều kiện di chyển

  1. Di chuyển từ các địa phương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg đến hoặc sang địa phương thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg nâng cao (Chỉ thị 15+) và ngược lại (áp dụng đối với địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 và Chỉ thị 15+) phải đảm bảo các điều kiện sau:

            -Phải có thẻ ngành hoặc giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp và một trong các loại giấy tờ sau:

             +Giấy xác nhận kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính với SARSCoV-2 trong thời hạn 72 giờ.

               +Giấy xác nhận kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 72 giờ.

               +Giấy xác nhận đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng Covid-19.

               +Trường hợp đi khám bệnh phải có Giấy chuyển viện, chuyển tuyến của cơ quan y tế.

-Khai báo y tế tại chốt kiểm soát.

  1. Di chuyển tại các địa phương thực hiện Chỉ thị 15+

2.1. Người dân hạn chế tối đa đi ra đường, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, đi khám, chữa bệnh, đi lao động, sản xuất, làm việc tại cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ không bị dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp, thật sự cần thiết khác. Khi di chuyển phải có giấy đi đường và 01 trong các loại giấy tờ sau:

               -Giấy xác nhận kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 72 giờ;

              -Giấy xác nhận kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 72 giờ.

              -Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 (1 mũi hoặc 2 mũi).

              -Đối với người đi khám, chữa bệnh, mua thuốc điều trị bệnh (trừ trường hợp cấp cứu) thì phải có giấy tờ liên quan: hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh, giấy chuyển tuyến, chuyển viện, đơn thuốc...

2.2. Trường hợp người có Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 1 mũi được di chuyển trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi cư trú; tiêm 2 mũi được di chuyển trong phạm vi huyện, thành phố nơi cư trú mà không cần thiết phải có giấy đi đường (nhưng phải có điểm đi và đến với lý do cần thiết).

2.3. Người dân đi chợ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có phương án đi chợ và cấp phiếu theo quy định (không cấp giấy đi đường).

  1. Đối với việc đi lại của công dân trong “vùng xanh” (tổ, khóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố) do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương đó chịu trách nhiệm cấp giấy đi đường theo tiêu chí “vùng xanh” (được đi lại liên “vùng xanh”).

Riêng đối với lao động tự do (sản xuất nông nghiệp, thợ hồ…) di chuyển trong “vùng xanh” thì tạo điều kiện đi lại, không cấp và kiểm tra giấy đi đường (thợ hồ di chuyển trong phạm vi xã, phường, thị trấn; sản xuất nông nghiệp theo phương án của UBND cấp xã).

Trường hợp di chuyển từ “vùng xanh” đi các địa bàn khác không phải là “vùng xanh” hoặc ra khỏi huyện, thành phố phải có giấy đi đường của cơ quan Công an cấp và các điều kiện tương ứng tại mục 1, mục 2 khi đi và về, đồng thời phải đảm bảo theo các quy định của “vùng xanh”.

II. Cấp giấy đi đường

  1. Đối tượng cấp giấy đi đường

              -Nhóm 1: Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ (làm việc 50% do Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm).

              -Nhóm 2: Cá nhân thực hiện nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu.

              -Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia phòng, chống dịch.

              -Nhóm 4: Cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ; đối tượng làm việc trong lĩnh vực điện, nước, ngân hàng.

              -Nhóm 5: Công dân thuộc một số trường hợp thiết yếu.

              -Nhóm 6: Tổ chức cá nhân và một số trường hợp cần thiết khác để phục vụ các hoạt động công vụ công ích thiết yếu.

  1. Đối tượng được ưu tiên, không yêu cầu có giấy đi đường khi qua chốt (phải có thẻ và giấy tờ liên quan chứng minh)

-Lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ.

              -Lực lượng cán bộ, nhân viên ngành y tế có thẻ ngành y tế hoặc giấy đi đường do Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật.

              -Lái xe điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa đã được Ngành Giao thông vận tải cấp thẻ QR Code còn hạn thì không kiểm tra giấy đi đường cá nhân (nhưng các điều kiện khác phải kiểm tra đầy đủ).

              -Người điều khiển phương tiện đưa người đi cấp cứu.

              -Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp.

  1. Thẩm quyền cấp giấy đi đường

3.1. Phòng Cảnh sát giao thông cấp giấy đi đường (đi liên huyện):

             -Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị, đoàn thể cấp tỉnh có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.

              -Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các Công ty, doanh nghiệp do Trung ương quản lý; công nhân trong khu công nghiệp và công nhân xây dựng các công trình do Trung ương quản lý (theo phương án hoạt động của doanh nghiệp) có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

          -Cá nhân thực hiện nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu.

               -Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện nhiệm vụ chính trị; đối tượng làm việc trong lĩnh vực điện, nước, ngân hàng (thực hiện theo yêu cầu cụ thể từng đơn vị và Thủ trương đơn vị chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đối với nhân viên, người lao động).

              -Đối với doanh nghiệp một cung đường hai điểm đến thì thực hiện cam kết từ nơi ở đến doanh nghiệp và ngược lại (di chuyển trong nội ô huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn có phương án).

             -Đối với doanh nghiệp thực hiện “4 tại chỗ” chỉ đạo cho các chốt tạo điều kiện cho công nhân đến công ty, doanh nghiệp làm việc (lần đầu và lần thay đổi).

  1. Việc di chuyển của các phương tiện vận tải hàng hóa trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thực hiện theo Công văn số 343/UBND-ĐTXD, ngày 05/9/2021 và Công văn số 362/UBND-ĐTXD, ngày 16/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Lưu ý: Các phương tiện vận tải hàng hóa đã được Ngành giao thông vận tải cấp mã QR Code còn hạn và đúng quy định thì không kiểm tra giấy đi đường đối với lái xe và người đi trên phương tiện này nhưng các điều kiện khác phải kiểm tra đầy đủ như: (1) Đối với người và phương tiện di chuyển từ các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ phải có Giấy xác nhận kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 72 giờ hoặc Giấy xác nhận kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARSCoV-2 trong thời hạn 72 giờ.

  1. Đối với người lái xe và người trên xe vận chuyển hàng hóa nội Tỉnh trong vùng thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg không đáp ứng điều kiện tại mục (1) nhưng nếu có giấy xác nhận đã tiêm 02 mũi vắc xin phòng Covid-19, có phương án vận tải thể hiện đầy đủ các thông tin có liên quan đến hành trình vận chuyển, nơi đi, nơi đến, loại hàng hóa vận chuyển thì được vận chuyển hàng hóa trong nội huyện, thành phố; có giấy xác nhận đã tiêm 01 mũi vắc xin phòng Covid-19 thì được vận chuyển hàng hóa trong nội xã, phường, thị trấn.

3.2. Công an cấp huyện cấp giấy đi đường (đi liên huyện):

             -Những người làm việc trong các khu, cụm công nghiệp; doanh nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp... có trụ sở đóng trên địa bàn huyện, thành phố.

            -Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị, đoàn thể cấp huyện có trụ sở đóng trên địa bàn huyện, thành phố.

              -Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh có trụ sở cơ quan đóng trên địa bàn các huyện, thành phố (Ví dụ: Trường Chính trị Tỉnh, Vườn Quốc gia Tràm Chim,...).

             -Người dân, người kinh doanh hàng thiết yếu, thiết bị học tập, thiết bị tin học phục vụ học tập, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, làm nông nghiệp, lao động tự do, thợ hồ,... đi lại trong phạm vi liên huyện.

3.3. Công an xã, phường, thị trấn cấp giấy đi đường (đi liên xã):

              -Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị, đoàn thể cấp xã có trụ sở đóng trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

              -Cá nhân trực tiếp tham gia phòng, chống dịch.

             -Người dân, người kinh doanh hàng thiết yếu, thiết bị học tập, thiết bị tin học phục vụ học tập, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, làm nông nghiệp, lao động tự do, thợ hồ,... đi lại trong phạm vi liên xã.

Xem Công Văn!

BBT