Xuất bản thông tin

null Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Chi tiết bài viết TTGDNN Chuyên mục Tìm hiểu pháp luật

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Hiện nay, rất nhiều loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm và lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt là bệnh Covid -19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người lơ là, thiếu ý thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế sẽ bị xử lý như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua các câu hỏi đáp sau đây.

Hỏi: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định trường hợp từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì bệnh truyền nhiễm nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh) vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra, buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. (theo điểm a khoản 5, khoản 6 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Hỏi: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định trường hợp không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. (theo điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Hỏi: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ thì trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.(Trừ trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh). Ngoài ra, buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế. (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Hỏi: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định trường hợp không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị xử phạt như thế nào?  

Trả lời: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Hỏi: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định trường hợp người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch sẽ bị xử phạt như thế nào?   

Trả lời: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch.(theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Hỏi: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định trường hợp người không thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A sẽ bị xử phạt như thế nào?   

Trả lời: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. (theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Hỏi: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định trường hợp không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lờiPhạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. (theo điểm b khoản 6 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Hỏi: Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định trường hợp đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. (theo điểm c khoản 6 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Hỏi: Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép.

Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (theo điểm a  khoản 4, khoản 9 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình);

Hỏi: Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(theo điểm a khoản 5, khoản 9 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình).

Hỏi: Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định trường hợp người vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố sẽ bị xử phạt như thế nào?  

Trả lời: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.(theo điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).

Cẩm Thúy(Nguồn: Sở Tư pháp)